Sinh học 12: Tiến hóa - Tính tương đối của các đặc điểm thích nghi

blogger templates
Tại sao đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối?


- Sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của cả một quá trình lịch sử lâu dài, chịu sự chi phối của nhân tố chủ yếu: Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.


- Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong một hoàn cảnh nhất định. Ví dụ như cá bị đưa ra khỏi môi trường sẽ không thể sống được. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bằng đặc điểm thích nghi hơn. Kanguru là loài thúc có túi sống trên mặt đất, chân sau dài và khỏe thích hợp với việc nhảy xa, chân trước rất ngắn. Ở lục địa Úc còn có một loài kanguru khác, do chuyển sang kiếm ăn trên cây mà chân trước lại dài ra, leo trèo như gấu.

- Mặt khác, mỗi đặc điểm thích nghi của loài này có thể bị khống chế bởi đặc điểm thích nghi của kẻ thù. Ví dụ như sâu bọ ăn lá cây có màu xanh lẫn với màu của lá cây nhưng chim ăn sâu lại có mắt rất tinh để phát hiện sâu trên lá cây.
chim ăn sâu và sâu
Đọc thêm»

0 Response to "Sinh học 12: Tiến hóa - Tính tương đối của các đặc điểm thích nghi"

Đăng nhận xét