Trình bày cơ chế hình thành loài bằng thể song nhị bội. Tại sao hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật?
Hình thành loài bằng con đường địa lí hay con đường sinh thái diễn ra một cách chậm chạp, qua thời gian dài và đòi hỏi trải qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, có trường hợp sự hình thành loài diễn ra nhanh chóng liên quan đến những đột biến lớn như đa bội hóa, cấu trúc lại bộ NST.
1. Cơ chế hình thành loài bằng thể song nhị bội (quá trình lai xa và đa bội hóa)
- Tế bào của cơ thể lai khác loài có chứa hai bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ. Do bộ NST này không tương đồng nên trong kì đầu của giảm phân I không xảy ra sự tiếp hợp, trở ngại cho việc phát sinh giao tử, do đó cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng mà không thể sinh sản hữu tính được.
- Nếu thực hiện đa bội hóa (2n thành 4n) thì quá trình giảm phân sẽ tiến hành được và cơ thể lai xa có khả năng sinh sản hữu tính. Tế bào của cơ thể lai xa, sau khi tứ bội hóa sẽ chứa đựng 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ nên được gọi là thể song nhị bội.
Sự hình thành thể song nhị bội |
0 Response to "Sinh học 12: Tiến hóa - Cơ chế hình thành loài bằng thể song nhị bội"
Đăng nhận xét