Tương tác giữa các gen không alen

blogger templates

Các kiểu tương tác giữa các gene không alen
Kể từ sau khi phát hiện lại các nguyên lý di truyền của Mendel, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu trên các đối tượng khác nhau, như: bí ngô, đậu ngọt, lúa mỳ, ngô, ruồi giấm, gà, chuột, chó, ngựa...Một số kết quả thu được từ các thí nghiệm lai một tính đó cho thấy tỷ lệ phân ly khác với các tỷ lệ 3:1 hoặc 9:3:3:1. Các trường hợp cho tỷ lệ phân ly 9:3:3:1 hoặc một dạng biến đổi của nó được lý giải là do sự tương tác qua lại giữa các gene không alen phân ly độc lập.

Tựu trung có hai kiểu tương tác gene, đó là: tương tác giữa các gen alen và tương tác giữa các gen không alen (thường được gọi tắt là tương tác gene). 

Do các gene không alen có thể nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể hoặc trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, cho nên về nguyên tắc sẽ có hai dạng tương tác gene không alen tương ứng là tương tác độc lập và tương tác liên kết; và dạng sau phải là chủ yếu bởi vì số lượng gene của một sinh vật nhiều hơn số lượng nhiễm sắc thể của nó rất nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, khi nói đến sự tương tác giữa các gene không alen là ta muốn nói tới sự tương tác giữa các gene không alen phân ly độc lập.

Lưu ý: (1) Sốlượng các tính trạng hình thành nên một cơ thể sinh vật nói chung là nhiều hơn số lượng gene mã hóa prôtêin có mặt trong bộgene của nó. Chẳng hạn, theo ước tính gần đây cho thấy trong bộ gene người có khoảng 25.000 gene khác nhau trong khi có tới 50.000 loại prôtêin thực hiện tất cả mọi hoạt động sống của các tế bào. (2) Như thế, sự biểu hiện của đa số tính trạng là kết quả của sự tương tác giữa nhiều gene khác nhau trong quá trình phát triển cá thể; và thực chất của sự tương tác đó là do sự tương tác giữa các sản phẩm hoạt động của các gen có bản chất prôtêin hoặc giữa các sản phẩm sinh ra từ sự xúc tác của các enzyme. (3) Con đường chuyển hóa một chất cụ thể trong tế bào là một chuỗi gồm nhiều phản ứng sinh hóa nối tiếp nhau mà mỗi khâu phản ứng được xúc tác bởi một enzyme. Ngay cả một enzyme hay prôtêin có cấu trúc bậc bốn cũng gồm một sốchuỗi polypepetide thuộc các gene khác nhau tạo nên. (4) Để cho đơn giản, thông thường ta giải thích các kết quả tương tác bằng hai gene nhưng trên thực tế, có thể có nhiều hơn hai gene cùng quy định một tính trạng.

Dưới đây chúng ta xét ba kiểu tương tác gen chính: Tương tác bổ trợ, tương tác át chế và tương tác đa phân cộnggộp. Các ví dụ nêu ra dưới đây là những thí nghiệm kinh điển của di truyền học. Để hiểu được bản chất di truyền của các tính trạng đó, đặc biệt là các tính trạng màu sắc, chúng ta cố gắng làm sáng tỏ cơ chế sinh hóa của chúng trong khả năng có thể. 

Theo GT Di truyền học
DOWNLOAD:

0 Response to "Tương tác giữa các gen không alen"

Đăng nhận xét