Ribôxôm (ribosome)

blogger templates
Ribôxôm còn gọi là hạt palad, được Palade mô tả lần  đầu tiên vào năm 1953. ribôxôm có trong tất cả tế bào từ vi khuẩn đến động vật bậc cao.

1. Cấu tạo hình thái
Ribôxôm là những khối hình cầu hay hình trứng có  đường kính 150Å. Sự phân bố của ribôxôm trong tế bào thay đổi tuỳ vùng. Chúng có thể ở dạng tự do rải rác trong tế bào chất, hay dính vào mặt ngoài của màng mạng lưới nội sinh chất hoặc mặt ngoài của màng nhân (hình 9.4).

Ribôxôm có thể  đứng riêng lẻ hoặc liên kết với nhau thành chuỗi bởi một sợi mảnh có đường kính 15Å. Ngàynay, người ta  đã biết  đó là sợi mARN. Mỗi chuỗi có từ 5 - 70 ribôxôm(theo Rich, 1963-1964). Khoảng cáchgiữa các ribôxôm là 50 - 150Å. Mỗi chuỗi như vậy gọi là polysom.

Mỗi ribôxôm được tạo thành bởi 2 đơn vị nhỏ gọi là hai tiểu phần có độ lắng và kích thước khác nhau. Hai tiểu phần gắn vào nhau nhờ ion Mg++. Khi nồng độ Mg++ thấp hơn 0,001M, ribôxôm tách thành 2 tiểu phần có độ lắng khác nhau (hình 9.5).










Ribôxôm vi khuẩn có độ lắng là 70S; ribôxôm của thực vật và động vật là 80S thì tiểu phần lớn có độ lắng là 60S, còn tiểu phần nhỏ là 40S. Ở ribôxôm 70S thì tiểu phần lớn có độ lắng 50S và tiểu phần nhỏ là 30S.
Đọc thêm»

0 Response to "Ribôxôm (ribosome)"

Đăng nhận xét