Quá trình tái bản ADN
Một trong những chức năng quan trọng của ADN là lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực hiện được chức năng đó là nhờ vào khả năng tái sinh của ADN. Tái sinh ADN là quá trình tổng hợp ra 2 phân tử ADN con từ 1 phân tử ADN mẹ. Hai phân tử ADN được tạo ra giống nhau và giống phân tử ADN mẹ.
Bằng phương pháp dùng đồng vị phóng xạ N15 trong NH4Cl dùng để nuôi cấy vi khuẩn làm nguồn cung cấp nguyên liệu cho sự tái sinh ADN sau khi vi khuẩn nuôi trong môi trường chứa N thường (N14).
Dùng phương pháp ly tâm phân đoạn với CsCl để so sánh tỷ trọng của các thế hệ ADN được tạo ra trong quá trình tái sinh Frank và Matheu Meselson đã xác định được hình thức tái sinh bán bảo toàn của ADN.
1. Các thành phần tham gia tái sinh ADN
Tham gia vào quá trình tái sinh ADN có các thành phần:
- ADN mẹ dùng làm khuôn.
- Nguyên liệu: các nucleotide - Tri - photphat (dATP, dGTP, cDTP và dTTP). Các nucleotide - Tri P vừa có chức năng làm nguyên liệu vừa làm chức năng cung cấp năng lượng. Khi tiến hành gắn nucleotide vào chuỗi, liên kết cao năng được giải phóng để cung cấp năng lượng cho phản ứng tạo liên kết ester kéo dài chuỗi:
dATP → dAMP + H3PO4 ΔG' = - 7,3 Kcalo/M
- Enzyme tham gia tái sinh ADN có nhiều loại:
+ AND - polymerase làm nhiệm vụ xúc tác quá trình kéo dài chuỗi poly nucleotide theo chiều 5' → 3'. Có 3 loại AND - polymerase khác nhau. + Topoizomerase làm nhiệm vụ mở xoắn của ADN làm cho phân tử ADN duỗi thẳng ra.
+ Helicase làm nhiệm vụ phân huỷ các liên kết hydro để tách 2 chuỗi polynucleotide rời nhau ra.
+ AND - ligase làm nhiệm vụ nối các đoạn AND - okasaki lại.
+ ARN - polymerase (primase) xúc tác tổng hợp đoạn ARN mồi.
- Các loại protein: tham gia tái sinh ADN có nhiều loại protein đặc hiệu như protein
SSB, protein Dna ....
2. Cơ chế tái bản ADN
0 Response to "Nhân đôi ADN (tái bản, tái sinh, tổng hợp ADN)"
Đăng nhận xét