Cơ bảo vệ ADN trong tế bào sống

blogger templates

Trên phân  tử DNA có  thể xuất hiện nhiều biến đổi do sai hỏng  trong quá  trình  trao đổi chất, do các  tác nhân gây đột biến vật  lý và hóa học của môi trường. Tuy nhiên, genome luôn có độ ổn định cao nhờ các cơ chế sửa chữa và bảo vệ DNA. DNA là phân tử duy nhất, mà khi biến đổi hay bị phá hỏng vẫn có khả năng được sửa chữa nhờ tế bào. Các cơ chế sửa sai rất đa dạng và có hiệu quả cao. Ba quá trình bao gồm sửa sai, tái bản và tái tổ hợp DNA liên quan chặt chẽ với nhau. Đây cũng là một minh chứng về sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cơ chế di truyền. I. Khái quát về các cơ chế sửa sai Hầu hết các đột biến trên phân tử DNA thường được khắc phục bằng hai phương thức chính: 

- Sửa chữa phục hồi trực tiếp (direct reversal repair), hoặc:
- Cắt  bỏ  sai  hỏng  và  sửa  chữa  lại  bằng  cách  dùng  trình  tự  bổ  sung (damage excision and repair using complementary sequence). 

Sửa chữa trực tiếp thường liên quan đến hai loại sai hỏng trên phân tử DNA  do  tia  tử  ngoại  gây  ra  là:  cyclobutane-pyrimidine  dimer  (CPDs)  và pyrimidine (6-4) pyrimidone (6-4 PPs). Hai  loại sai hỏng này đều  làm biến dạng cấu trúc xoắn của DNA. CPDs và 6-4 PPs được nhận biết và sửa chữa nhờ enzyme photolyase. Enzyme này sử dụng năng lượng ánh sáng để thực hiện phản ứng  làm  thay đổi các  liên kết hóa học để nucleotide  trở  lại dạng bình  thường.  Phản  ứng  sửa  chữa DNA  bằng  photolyase  xảy  ra  trong  rất nhiều sinh vật prokaryote và eukaryote. Tuy nhiên, quá trình này không thấy ở động vật có vú. Ở người cũng chưa phát hiện được bất kỳ loại photolyase nào.
Đa số sai hỏng của DNA được sửa chữa bằng phương thức thứ hai. Cơ chế này phải sử dụng thông tin di truyền chứa ở một trong hai sợi đơn DNA.
Khi  trình  tự nucleotide  trên một sợi bị  thay đổi  thì sợi  thứ hai  (liên kết bổ sung  với  sợi  thứ  nhất)  được  dùng  làm  khuôn mẫu  để  sửa  chữa  những  sai hỏng đó. Một số cơ chế sửa chữa như sau:

- Hệ thống sửa chữa nhận biết các trình tự DNA không thích hợp với các cặp base chuẩn và thay thế chúng.

- Hệ  thống sửa chữa-cắt bỏ (excision-repair system)  loại đi một đoạn DNA ở vị trí sai hỏng và sau đó thay thế nó.

- Hệ  thống  sửa  chữa-tái  tổ hợp  (recombinant-repair  system)  sử dụng phương thức tái tổ hợp để thay thế vùng sợi đôi bị sai hỏng.

Các hệ thống sửa chữa cũng phức tạp như bộ máy tái bản của nó, điều đó cho  thấy  tầm quan  trọng của chúng đối với  sự  sống của  tế bào. Khi hệ thống sửa chữa phục hồi một sai hỏng của DNA, thì không có một hậu quả xấu nào xảy ra. Nhưng một đột biến có thể tạo ra hậu quả xấu khi DNA bị hỏng. 
Cơ chế sửa sai adn
Đọc thêm»

0 Response to "Cơ bảo vệ ADN trong tế bào sống"

Đăng nhận xét