Sinh học 12: Phương pháp giải bài tập tương tác gen

blogger templates
1. Khái niệm quy luật tương tác gen
Hai hay nhiều cặp gen không alen có thể cùng tương tác với nhau quy định một tính trạng. Do tác động qua lại của gen mà thế hệ lai xuất hiện những tính trạng mới, khác bố mẹ. Tùy loại tác động qua lại của các gen mà tỉ lệ phân li là một biến dạng của công thực phân li cơ bản.

2. Giải thích
- Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau tác động lên một tính trạng thì tỉ lệ phân tính F2 là biến dạng của (3 : 1)2 = 16 kiểu tổ hợp có tỉ lệ kiểu gen thuộc dạng 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb ==> 2 cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do như trường hợp lai hai tính trạng của Menden. Có 3 kiểu tương tác gen:

+ Tác động bổ trợ: các gen không alen hoạt động cùng nhau để xác định sự hình thành của tính trạng.

+ Tác động át chế: tác động của gen này làm cho đặc điểm của gen khác không được biểu hiện

+ Tác động cộng gộp: mỗi gen đóng một phần như nhau vào sự phát triển tính trạng

- Hiện tượng đa gen của một tính trạng là vì mỗi gen điều khiển tổng hợp một enzim, mỗi enzim tham gia vào một phản ứng sinh hóa trong tế bào. Đối với những tính trạng phức tạp thì từ gen đến tính trạng có 1 loạt phản ứng, do nhiều ezim xúc tác bị chi phối bởi nhiều gen tác động với nhau.

- Một gen có thể tác động lên nhiều tính trạng (gen đa hiệu) ==> một loạt tính trạng di truyền cùng nhau. Khi cấu trúc gen này bị thay đổi thì một loạt tính trạng do nó chi phối bị thay đổi theo.

3. Các kiểu tương tác
- Tương tác hỗ trợ (bổ trợ, bổ sung) hình thành các kiểu hình: 9 : 3 : 3 : 1; 
9 : 7;
 9 : 6 : 1
- Tương tác át chế
+ Át chế trội: 12 : 3 : 1 hoặc 13 : 3
+ Át chế lặn: 9 : 4 : 3

0 Response to "Sinh học 12: Phương pháp giải bài tập tương tác gen"

Đăng nhận xét