Phân loại vi sinh vật

blogger templates
I. PHÂN LOẠI VI SINH VẬT
      Việc phân loại các nhóm vi sinh vật được mở đầu bởi nhà khoa học Thụy Điển Linneaus (1707 – 1778). Thực ra trước đó còn phải kể đến sự đề xuất của một nhà tự nhiên học người Anh là J. Ray (1628 – 1705). 

     Linneaus (về sau được gọi theo kiểu quý tộc là Carl von Linne) là người khởi xướng việc sử dụng tiếng Latinh để thống nhất tên gọi cho từng loài. Tên loài gồm 2 chữ: Chữ đầu (viết hoa) để chỉ tên chi (genus), chữ sau (không viết hoa) để chỉ tên loài (species). Linneaus chia thế giới sinh vật ra làm 2 giới là giới Thực vật và Giới Động vật. 

    Năm 1866 nhà khoa học Đức E. Haeckel (1834 – 1919) đề xuất việc bổ sung thêm giới thứ ba là giới Nguyên sinh (Protista). Ông xếp vào giới này tất cả các vi sinh vật đơn bào, các động vật và thực vật không điển hình. 

     Năm 1969 nhà sinh thái học Mỹ R.H. Whittaker (1920- 1981) đề xuất hệ thống phân loại 5 giới. Đó là giới Khởi Sinh (Prokaryota hay Nemora) bao gồm vi khuẩn và vi khuẩn lam; giới Nguyên sinh (Protista) bao gồm một số tảo đơn bào và một số nấm đơn bào có lông roi hay tiên mao, và các nhóm động vật nguyên sinh, giới Nấm (Fungi), giới Thực vật (Plantae) và giới Động vật (Animalia).
Đọc thêm»

0 Response to "Phân loại vi sinh vật"

Đăng nhận xét