Hình dạng và các đặc điểm của NST

blogger templates
1. Hình thái NST
Khi nhuộm tế bào đang phân chia bằng một số màu base, có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi thường có hình que bắt màu đậm, nên đực gọi là NST. Mỗi NST có hình dạng đặc trưng rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân. Tâm động là điểm thắt eo chia NST thành 2 vai với chiều dài khác nhau. Theo quy ước chung, vai ngắn gọi là vai p, vai dài là vai q. Dựa vào vị trí của tâm động, người ta chia NST thành các loại: tâm giữa khi 2 vai bằng nhau, tâm đầu (tâm lệch) khi 2 vai không bằng nhau và tâm mút khi tâm động nằm ở gần cuối.

Ở các tế bào sinh dưỡng (soma) mỗi NST có một cặp giống nhau về hình thái, được gọi là các NST tương đồng hay đồng đẳng. Bộ NST lưỡng bội là khi tất cả các NST đều tồn tại thành cặp tương đồng, đơn bội khi mỗi NST chỉ có 1 chiếc. 

Ngoài ra, ở nhiều loài động vật có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái thể hiện ở một cặp NST giới tính.

Tế bào của một số mô có NST khổng lồ như ở tuyến nước bọt của ruồi giấm và NST chổi đèn ở một số tế bào trứng của một loài lưỡng cư. 

2. Kiểu nhân và NST đồ
Tất cả các tế bào của một loài nói chung có số lượng NST cố định đặc trưng cho loài đó. Ví đụ, tế bào ruồi giấm Drosophila melanogaster có 8 NST, tế bào bắp có 20 NST, tế bào người có 46 NST. Mỗi loại NST có hình dạng đặc trưng. 

Do sự ổn định về hình thái của mỗi NST và sự cố định về số lượng nên sự mô tả hình thái của NST được gọi là kiểu nhân đặc trưng cho mỗi loài. Kiểu nhân có thể biểu hiện ở dạng NST đồ khi NST được xếp theo thứ tự từ dài nhất đến ngắn nhất.

3. Chất nguyên nhiễm sắc và dị nhiễm sắc
Khi quan sát bằng kính hiển vi quang học NST ở kì trung gian, nhận thấy trên NST có vùng bắt màu đậm gọi là vùng dị nhiễm sắc, phân biệt với các vùng còn lại bắt màu nhạt gọi là nguyên nhiễm sắc. Chất nguyên nhiễm sắc là chất nhiễm sắc ở trạng thái dãn xoắn, còn chất dị nhiễm sắc là những chất ở dạng cuộn xoắn cao. 
nst
Đọc thêm»

0 Response to "Hình dạng và các đặc điểm của NST"

Đăng nhận xét