Khái quát về điều hòa ở nhân sơ và nhân thực
Có sự khác nhau đáng kể giữa nhân sơ và nhân thực trong điều hòa biểu hiện của gen. Các tế bào nhân thực có cấu tạo phức tạp hơn nhiều nên cơ chế điều hòa cũng phức tạp hơn nhân sơ.
Ở nhân sơ, mục đích của sự điều hòa biểu hiện gen là nhằm điều chỉnh hệ enzyme cho phù hợp với các tác nhân dinh dưỡng và lý hóa của môi trường, đảm bảo được hai yêu cầu chính của tế bào là sinh trưởng và sinh sản. Sự điều hòa ở đây rất linh động và có tính thuận nghịch. Ở nhân thực, do tế bào không tiếp xúc trực tiếp với môi trường, nên sự điều hòa ở đây không còn nhằm mục đích đối phó với các biến động ở ngoại bào.
Sự điều hòa ở nhân thực hướng đến việc chuyên biệt hóa từng loại tế bào vào từng cấu trúc và chức năng riêng và vì thế không mang tính thuận nghịch.
Ba thành phần chính của sự điều hòa biểu hiện gen là: 1) Tín hiệu gây ra đáp ứng làm thay đổi biểu hiện gen; 2) Giai đoạn được thực hiện sự điều hòa trong quá trình từ tái bản đến dịch mã; và 3) Cơ chế phân tử của sự điều hòa biểu hiện gen.
1. Sự biểu hiện của gen ở nhân sơ
Bộ máy di truyền của sinh vật nhân sơ là một DNA mạch vòng chứa một số lượng gen giới hạn được phiên mã ở trạng thái tiếp xúc trực tiếp với tế bào chất (Hình 8.1).
Chu trình tế bào ngắn và không có sự biệt hóa tế bào. Vì thế, hoạt động của các gen được điều hòa do các nhu cầu của tế bào khi cần thiết. Tác động của các nhân tố môi trường làm những gen tương ứng được mở để phiên mã, dịch mã tổng hợp protein hay có hiệu quả ngược làm dừng lại.
0 Response to "Sự khác nhau giữa điều hòa hoạt động gen của nhân sơ và nhân thực"
Đăng nhận xét