Sinh học 12: Tiến hóa Phân tích bằng chứng tiến hóa qua thuyết trôi dạt lục địa

blogger templates
Nêu các bằng chứng chứng tỏ rằng đặc điểm hệ động vật, thực vật của từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí, sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vào vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.

Những dẫn liệu địa sinh vật học chứng tỏ mỗi loài động vật hay thực vật đã phát sinh trong một thời kì lịch sử nhất định, tại một vùng nhất định. Từ vùng trung tâm đó, loài đã mở rông phạm vi phân bố và tiến hóa theo con đường phân li, thích nghi với những điều kiện địa lí, sinh thái khác nhau. Cách li địa lí là một nhân tố thúc đẩy sự phân li. Những vùng tách riêng ra càng sớm thì càng có nhiều dạng đặc trưng và các dạng địa phương này càng sai khác rõ rệt với các dạng tương ứng ở những vùng lân cận. Ví du: Đặc điểm hệ động vật, thực vật của một số vùng lục địa:

a, Hệ động, thực vật vùng Cổ bắc và vùng Tân bắc

- Ở kỉ Đệ tam, 2 vùng Cổ bắc và Tân bắc còn nối liền với nhua, đến kỉ Đệ tứ lục địa Châu Mỹ tách khỏi lục địa Á - Âu tại eo biển Bêrinh. Sự nối liền nhau và sau đó tách rời của 2 vùng Cổ bắc và Tân bắc là cơ sở để giải thích sự giống nhau và khác nhau trong hệ động - thực vật của hai vùng.

- Hai vùng có những loài tiêu biểu giống nhau như: Động vật có cáo tắng, tuần lộc, gấu xám, chó sói, chồn trắng, thỏ rừng, bò rừng,...; thực vật có sồi, dẻ, liễu, mao lương, cẩm chướng, rau muối, cúc, hoa mõm chó,...Một số loài riêng cho mỗi vùng: vùng  Cổ bắc có lạc đà 2 bướu, ngựa hoang, gà lôi. Riêng cho Tân bắc có gấu chuột, gà lôi đồng cỏ.

b, Hệ động, thực vật vùng lục địa Úc
hỆ ĐỘNG VẬT LỤC ĐỊA ÚC
Đọc thêm»

0 Response to "Sinh học 12: Tiến hóa Phân tích bằng chứng tiến hóa qua thuyết trôi dạt lục địa"

Đăng nhận xét